👉Có bao giờ bạn gặp phải câu hỏi Speaking lạ lẫm, ngoài tầm hiểu biết?
👉Có bao giờ bạn bí ý tưởng và không biết trả lời ra sao?
👉Có khi nào bạn phải cố suy nghĩ để tìm ý tưởng hay và độc đáo để trả lời?
Đa số thí sinh tiếp cận phần thi nói giống như 1 buổi phỏng vấn và chỉ chú tâm vào việc hoàn thành câu hỏi của giám khảo. Tức là phải trả lời đúng sự thật, đầy đủ, có ý nghĩa và lôgic.
Thực tế không chỉ FCE mà rất nhiều kỳ thi khác, content (nội dung) không nằm trong tiêu chí đánh giá năng lực thí sinh khi nói. Mỗi cá nhân đều có quan điểm riêng biệt hay cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. Vì vậy, không thể đánh giá 1 câu trả lời là đúng hay sai, có hợp tình hợp lý hay không, có thực tế hay không.
Đây mới là điều giám khảo quan tâm khi bạn trả lời:
1. Grammar and Vocabulary: Thí sinh sử dụng ngữ pháp khi nói có đúng không, có đa dạng hay không, có cấu trúc nào khó hay “đỉnh” không. Từ vựng dùng có đúng và phù hợp, có từ hay cụm từ (phrases) nào hay không, có vốn từ sâu rộng hay không…
2. Discourse Management: Câu trả lời có được diễn đạt dễ hiểu, logic hay không, có bị lặp ý hay không, có thể trả lời dài hay mở rộng câu trả lời hay không…
3. Pronunciation: Thí sinh không cần nói chuẩn giọng Anh, Mỹ hay Úc nhưng việc phát âm đúng, rõ ràng, có trọng âm ngữ điệu trong câu và từ sẽ được đánh giá.
4. Interactive Communication (part 3+4): Thí sinh có khả năng tương tác và thảo luận với partner hay không, có duy trì được cuộc thảo luận hay không, có bổ sung thông tin hay không đồng tình…
Kết luận: Đừng cố nghĩ quá lâu hay tìm ý tưởng đúng thực tế hay đúng với bản thân mình. Hãy cố nói ra bất kỳ thông tin nào xuất hiện trong đầu bạn dù cho nó “fake” hay “crazy” đi nữa. Chỉ cần đáp ứng được các tiêu chí bên trên, bạn sẽ làm giám khảo “hài lòng”. Hãy cố trao dồi thật nhiều vốn từ vựng theo các chủ điểm khác nhau để tự tin trả lời bạn nhé!