Chiến Thuật Làm Bài FCE Listening

FCE Listening gồm 04 phần thi, tổng số 30 câu hỏi với độ dài khoảng 40 phút (bao gồm 5 phút để chuyển đáp án sang answer sheet). Mỗi phần thi thí sinh đều được nghe lại 2 lần.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI LISTENING PART 1:

Ở phần đầu tiên của phần thi listening, thí sinh được nghe 8 đoạn hội thoại hoặc độc thoại độc lập với 3 đán án A, B, C để lựa chọn. Các câu hỏi của part 1 thường đánh giá khả năng nghe hiểu quan điểm, thái độ của người nói như buồn, vui, tức giận; người nói đang phàn nàn hay khen ngợi điều gì; mục đích của người nói là gì…
Đoạn trích từ đề thi dưới đây là một ví dụ:

Để làm tốt dạng bài này, đầu tiên các bạn cần tận dụng tối đa thời gian để đọc trước câu hỏi và các đáp án. Bạn cần xác định xem tình huống đưa ra là gì? Có 1 hay 2 người nói? Câu hỏi liên quan đến nhân vật nào? (man/woman, boy/girl, customer/salesperson…). Sau đó gạch chân thật nhanh các keyword nếu là đáp án dài để hiểu rõ 3 lựa chọn. Khi nghe, không được đưa ra kết luận và khoanh quá vội vàng vì bao giờ người nói cũng nhắc đến cả 3 lựa chọn để gây nhiễu và đánh lạc hướng. Phải nghe thật kỹ cả 2 lượt để xem cuối cùng thì đâu mới là đáp án đúng.

Mẹo nhỏ: Đáp án đúng rất ít khi chứa từ khóa y hệt như những gì bạn nghe được. Bao giờ thông tin cũng được diễn đạt lại một cách tương đương.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI LISTENING PART 2:

Với part 2, thí sinh phải nghe và điền từ vào 10 chỗ trống ở một bài nghe cùng chủ đề. Bài nghe sẽ là một đoạn độc thoại, thuyết trình hay giới thiệu về một chủ đề nhất định trong vòng 3 phút. Trước khi nghe, thí sinh sẽ có 45 giây để đọc qua các câu hỏi.
Đoạn trích từ đề thi dưới đây là một ví dụ:


Để làm tốt dạng bài này, bạn cần tận dụng 45 giây để đọc qua các câu. Gạch chân từ khóa ở trước và sau chỗ trống để hiểu rõ đáp án cần điền từ loại gì, thông tin gì, ví dụ như tên, tuổi, tính cách, địa điểm, một năm nào đó…Vì đây là phần thi tự luận nên bạn phải cố gắng viết chính xác hết sức có thể. Do đó khi nghe, các bạn nên viết tắt hoặc ký hiệu để cuối giờ viết lại 1 cách nắn nót vào answersheet; thay vì cố ngồi suy nghĩ để viết 1 đáp án hoàn chỉnh luôn (đặc biệt là đáp án dài).

Mẹo nhỏ: bạn cần viết ra chính xác những gì bạn nghe được trong bài chứ không được viết một cách tương đương. Đáp án sẽ có độ dài thông thường từ 1-2 từ. Thi thoảng sẽ có đáp án 3 từ.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI LISTENING PART 3:

Với part 3, bạn sẽ được nghe một chuỗi 5 đoạn hội thoại ngắn với độ dài khoảng 30 giây mỗi đoạn. Mỗi người trong 5 người đều nói về một chủ đề giống nhau. Trong khi nghe, bạn sẽ phải nhìn vào danh sách 8 lựa chọn khác nhau để nối với đúng nhân vật đang nói. Sẽ có 3 lựa chọn bị thừa ra và không cần điền.
Đoạn trích từ đề thi dưới đây là một ví dụ:

Để làm được dạng bài này, bạn cần tận dụng thời gian đọc trước các đáp án A-Hgạch chân từ khóa quan trọng. Ở lượt nghe đầu tiên, bạn nên để ý tới ý chính của người nói. Vì 5 nhân vật nói về cùng 1 chủ đề nên từ vựng và thông tin của 5 đoạn này sẽ bị lặp lại. Mấu chốt vấn đề đó là các thông tin này mặc dù được nhắc đến nhưng sẽ không đúng với các lựa chọn A-H. Hãy cứ chọn 2 hoặc 3 đáp án cho cùng 1 speaker nếu bạn chưa chắc chắn. Ở lượt nghe thứ 2, hãy loại trừ dần các đáp án sai và chọn ra đáp án đúng nhất với ý của người nói.

Mẹo nhỏ: Đáp án đúng rất ít khi chứa từ khóa y hệt như những gì bạn nghe được. Bao giờ thông tin cũng được diễn đạt lại một cách tương đương.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI LISTENING PART 4:

Với part 4, bạn sẽ được nghe một đoạn phỏng vấn hoặc thảo luận giữa 2 người với độ dài 3 phút. Có 7 câu hỏi được đưa ra với 3 lựa chọn A, B, C.
Đoạn trích từ đề thi dưới đây là một ví dụ:

Trước khi nghe, bạn sẽ có thời gian để đọc trước câu hỏi. Bạn cần đọc thật nhanhgạch chân từ khóa để nắm được chủ đề là gì, ai là người nói, câu hỏi liên quan đến ai, câu hỏi về quan điểm, thái độ hay thông tin gì. Sau đó bạn hãy lắng nghe thật kỹ tới những câu nói/cách diễn đạt tương đương hay ngược lại với từ khóa để loại trừ đáp án sai và lựa chọn đáp án đúng.

Mẹo nhỏ (áp dụng cho cả 4 part): Khi luyện tập nghe, đừng quá quan trọng số lượng bài hay câu nghe đúng là bao nhiêu. Hãy dành thời gian phân tích thật kỹ tại sao mình lại sai để hiểu rõ điểm yếu của mình là gì. Do mình chưa quen với tốc độ bài nghe, giọng nói của người bản ngữ hay do mình chưa có đủ vốn từ vựng. Từ đó, bạn hãy tập trung cải thiện điểm yếu của mình thay vì mỗi ngày lấy một test ra để nghe xem đúng bao nhiêu câu. Thêm vào đó, việc nghe nhiều nguồn khác nhau và nghe mỗi ngày là điều bắt buộc nếu bạn muốn tiến bộ thật nhanh.

Nếu bạn thấy bài viết của mình có ích, hãy đăng ký kênh Youtube của mình để xem thêm những video hướng dẫn học B2 FCE. Bạn cũng có thể kết nối với mình qua trang Facebook hoặc nhóm kín cho người tự học FCE.